Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Câu 17: Trình bày về việc luyện tập trong quá trình chuẩn bị một bài thuyết trình?


Trong các bước chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thì bước cuối cùng quan trọng nhất và thường
bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình. Đó là cơ hội tốt nhất để ta nắm vững tài liệu,
điều chỉnh thời gian, chỉnh sửa nội dung và bổ sung những chỗ chưa chính xác trong bài thuyết trình.
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu"
Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự tin và hiệu quả
hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những điều kiện y hệt
khi ta thuyết trình thật. Chúng ta có thể đề nghị đồng nghiệp phê phán,
đưa ra những câu hỏi chất vấn hoặc yêu cầu họ chỉ ra những chỗ cần sửa chữa. Quá trình đó sẽ khiến
ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng do quá trình
tập luyện ta nảy sinh thêm.
Khi luyện tập bạn nên cố diễn đạt một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Giọng nên nói với âm
lượng to để tiếng nói có thể truyền đi xa. Học tập khống chế âm lượng để khi ta thuyết trình điều khiển
âm lượng cho phù hợp. Chú ý nhấn dừng ở những từ chốt, từ khóa hay nộ dung mang tính thông điệp
trong bài nói. Ở câu đó, giọng bạn sẽ phải nhấn ra sao? Sắc mặt biểu cảm như thế nào? Mắt sẽ quan sát
ai khi nói? Dùng cử chỉ tay hay động tác cơ thể để nhấn mạnh lời nói?...
Luyện tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớnnhất của người thuyết trình. Tối ưu
nhất là đặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính mình. Quá trình tập luyện
sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen. Khi tất cả các động tác thành phản
xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung vào nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét